CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÔNG TÁC THỦ QUỸ CHO VIÊN CHỨC KIÊM NHIỆM TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, PHÔ THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÔNG TÁC THỦ QUỸ CHO VIÊN CHỨC KIÊM NHIỆM TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, PHÔ THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
I. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO
Viên chức kiêm nhiệm công tác thủ quỹ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục khác có nhu cầu.
II. MỤC TIÊU
2.1. Mục tiêu chung
- Trang bị, cập nhật, bổ dung kiến thức và kỹ năng về công tác thủ quỹ cho viên chức được phân công kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ trong các cơ sở giáo dục.
- Nâng cao, chất lượng, hiệu quả hoạt động của viên chức kiêm nhiệm công tác thủ quỹ trong các cơ sở giáo dục, góp phần kiện toàn đội ngũ viên chức làm công tác hỗ trợ, phục vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động tài chính, kế toán trường học.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Giúp viên chức kiêm nhiệm công tác thủ quỹ trong các cơ sở giáo dục:
- Hiểu được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của người làm công tác thủ quỹ trong các cơ sở giáo dục: nắm được hệ thống văn bản quy phạm hệ thống pháp luật về kế toán, tài chính, thủ quỹ; cơ cấu tổ chức của hệ thống giáo dục; có kiến thức về nghiệp vụ công tác thủ quỹ;
- Có khả năng xử lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu và các nghiệp vụ khác của công tác thủ quỹ trong các cơ sở giáo dục;
- Vận dụng được kỹ năng trong nghiệp vụ công tác thủ quỹ; sử dụng được các ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ năng giao tiếp hành chính trong thực thi nhiệm vụ.
- Tích cực, chủ động bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng của người làm công tác thủ quỹ trong các cơ sở giáo dục.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
3.1 Khối lượng kiến thức và thời lượng bồi dưỡng
a) Chương trình bồi dưỡng gồm 8 học phần
b) Thời lượng bồi dưỡng: 180 tiết (tương dương 12 tín chỉ)
TT |
Học phần |
Số tiết |
||
Tín chỉ |
Lý thuyết |
Thực hành |
||
1 |
Tổng quan về đơn vị sự nghiệp giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân |
1 |
10 |
5 |
2 |
Đại cương về công tác thủ quỹ trong các cơ sở giáo dục |
2 |
20 |
10 |
3 |
Quản lý học phí trong các cơ sở giáo dục |
1 |
10 |
5 |
4 |
Nghiệp vụ quản lý tiền mặt |
2 |
20 |
10 |
5 |
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thủ quỹ |
2 |
20 |
10 |
6 |
Kỹ năng giao tiếp hành chính |
1 |
5 |
10 |
7 |
Cập nhật kiến thức và các quy định mới |
1 |
10 |
5 |
8 |
Thực hành và kiểm tra cuối khóa |
2 |
5 |
25 |
Tổng |
12 |
100 |
80 |
3.2. Phương pháp bồi dưỡng
a) Yêu cầu đối với học viên
- Tham gia đầy đủ chương trình học theo kế hoạch; thực hiện đúng nội quy của đơn vị tổ chức lớp học.
- Trong quá trình học tập, học viên tăng cường chia sẻ những kinh nghiệm, tình huống thực tiễn và cách xử lý khác nhau để giải quyết vấn đề. Kết hợp với báo cáo viên để tìm ra cách xử lý tốt nhất.
- Học viên chủ động vận dụng các nội dung kiến thức, kỹ năng đã được học về công tác thủ quỹ trong nhà trường để tích cực trao đổi, chia sẻ công việc với nhau.
b) Yêu cầu đối với báo cáo viên (giảng viên)
- Được đào tạo chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài chính, kiểm toán, thủ quỹ, có kinh nghiệm trong nghiên cứu xây dựng trong chương trình bồi dưỡng về tài chính, kiểm toán, thủ quỹ, có năng lực sư phạm, có khả năng tổ chức thực hành tốt.
- Có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp tài liệu chuyên ngành, thường xuyên cập nhật văn bản mới, kiến thức mới, nhằm đáp ứng yêu cầu vị trí công việc phù hợp với xu thế phát triển chung.
- Có khả năng phát triển nội dung, thiết kế tình huống và thiết kế kiểm tra, đánh giá phù hợp với từng đặc thù riêng của các cấp học khác nhau ( mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông).
c) Yêu cầu về nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng
- Chương trình bồi dưỡng viên chức kiêm nhiệm công tác thủ quỹ trong các cơ sở giáo dục đòi hỏi gắn liền lý thuyết với thực hành. Do vậy, hoạt động dạy- Học phải đảm bảo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; giữa kiến thức, kinh nghiệp và kỹ năng thực hành.
- Các cơ sở được giao nhiệm vụ có thể lựa chọn hình thức bồi dưỡng tập trung hoặc hình thức bán tập chung.
- Ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực, đa dạng hóa hình thức dạy học nhằm hỗ trợ học viên tiếp thu được tối đa kiến thức, kỹ năng cần thiết, giúp họ có thể vững vàng thực hành trong thực tế một cách nhanh chóng
3.3. Đánh giá kết quả bồi dưỡng
a) Kết thức mỗi học phần, học viên được đánh giá thông qua bài kiểm tra hoặc kết quả thảo luận nhóm hoặc kết quả thực tập tình huống. Hoạt động đánh giá này là nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ ở từng học phần của học viên.
Kết quả đánh giá mỗi học phần được chấm theo thang điểm 10. Học viên có kết quả đánh giá dưới 5 điểm thì không đạt yêu cầu và phải đánh giá lại. Học viên phải tích cực đủ điểm đánh giá đạt yêu cầu ở tất cả các học phần mới được tham gia làm bài kiểm tra thực hành cuối khóa.
b) Bài kiểm tra, thực hành cuối khóa được xây đựng dựa trên yêu cầu kiến thức kỹ năng và nghiệp vụ mà học viên phải đạt được. Bài kiểm tra,thực hành cuối khóa được chấm theo thang điểm 10. Học viên đạt từ điểm 5 trở lên thì được cấp chứng chỉ./.