daotaosupham.com

Ngành Công Nghệ Ô Tô

CAO ĐẲNG CHÍNH QUI NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ 

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 21/QĐ-CNSG ngày 09  tháng 12 năm 2023 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ Sài Gòn)

- Tên ngành, nghề:                Công nghệ ô tô

- Mã ngành, nghề:                6510216

- Trình độ đào tạo:               Cao đẳng

- Hình thức đào tạo:             Chính quy

- Đối tượng tuyển sinh:        Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương.

- Thời gian đào tạo:              3 năm (6 học kỳ)

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tào người làm nghề công nghệ ô tô trở thành các kỹ sư lành nghề và chuyên gia có năng lực chuyên môn để giải quyết các công việc liên quan đến bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị, thiết kế các giải pháp ứng dụng và cải tiến kỹ thuật, tư vấn và quản trị trong các hoạt động liên quan đến ngành công nghệ kỹ thuật ô tô;

Có khả năng phát triển tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng lãnh đạo để làm việc trong môi trường đa ngành, đa lĩnh vực;

Trở thành các công dân tích cực có phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp chuẩn mực, thực hiện trách nhiệm nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc đóng góp vào các lĩnh vực liên quan đến công nghiệp ô tô và hoạt động khởi nghiệp, tiếp tục học tập để nâng cao kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ để phát triển bản thân thích ứng tốt với sự thay đổi của công nghệ, nhu cầu xã hội và xu hướng toàn cầu hoá.

1.2. Mục tiêu cụ thể  

1.2.1.Kiến thức:

- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô;

- Giải thích được bản vẽ kỹ thuật, kết cấu của các chi tiết, bộ phận trong ô tô, các mạch điện và mạch tín hiệu điều khiển;

- Tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;

- Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;

- Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm các thông số kỹ thuật của từng loại chi tiết, hệ thống trong ô tô;

- Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống điều khiển bằng điện, điện tử, khí nén và thủy lực của các loại ô tô;

- Giải thích được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các cơ cấu và hệ thống trong ô tô;

- Trình bày được các yêu cầu cơ bản và các bước công việc khi lập quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;

- Trình bày được nguyên lý, phương pháp sử dụng, vận hành và phạm vi ứng dụng của các dụng cụ và trang thiết bị trong lĩnh vực Công nghệ ô tô;

- Trình bày được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp;

- Phân tích được các kỹ năng, thao tác cơ bản trong lái xe ô tô;

- Trình bày được phương pháp quản lý, kinh doanh dịch vụ ô tô; nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi của ngành, nghề Công nghệ ô tô;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng:

- Đọc được bản vẽ kỹ thuật về kết cấu của các chi tiết, bộ phận trong ô tô, các sơ đồ mạch điện và mạch tín hiệu điều khiển; đọc được các ký hiệu phân loại của các linh kiện, chi tiết, bộ phận trên ô tô; tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;

- Lựa chọn đúng, sử dụng thành thạo và bảo dưỡng, bảo quản được các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong ngành, nghề Công nghệ ô tô;

- Chẩn đoán và phát hiện chính xác và đầy đủ các sai hỏng trong các cụm chi tiết, các hệ thống của ô tô;

- Kiểm tra được những sai hỏng của các cụm chi tiết, bộ phận và hệ thống trong ô tô;

- Lập được quy trình tháo, lắp các chi tiết, bộ phận, hệ thống của ô tô;

- Lập được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp với từng lỗi kỹ thuật và từng loại ô tô;

- Thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa đúng quy trình, quy phạm, đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn lao động;

- Tổ chức và quản lý được quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tương ứng với trình độ được đào tạo;

- Thực hiện tốt các nội dung 5S;

- Vận hành được ô tô đúng luật, đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn;

- Tiếp nhận và chuyển giao được các công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;

- Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh công nghiệp;

- Có khả năng đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho người học ở trình độ thấp hơn.

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Về mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm tốt, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ Hợp lý, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;

- Tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;

- Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy;

- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Chăm sóc, làm đẹp xe ô tô;

- Quản lý vật tư, phụ tùng ô tô;

- Sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô;

- Kinh doanh trong lĩnh vực ô tô và phụ tùng ô tô;

- Sửa chữa động cơ (máy) ô tô;

- Sửa chữa gầm ô tô;

- Sửa chữa điện và điều hòa ô tô;

- Tư vấn dịch vụ trong lĩnh vực ô tô;

- Kiểm định ô tô;

- Quản lý bộ phận chăm sóc khách hàng ở các đại lý bán, bảo hành ô tô;

- Quản lý gara ô tô, trung tâm bảo hành - sửa chữa ô tô.

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ ô tô, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

2.  Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

Số lượng môn học/mô đun                                                  : 40 môn học/mô đun

Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học                 : 101 tín chỉ (2.655 giờ)

Khối lượng các môn học/mô đun chung/đại cương         : 435 giờ

Khối lượng các môn học/mô đun chuyên môn                : 2220 giờ

Khối lượng lý thuyết                                                            : 843 giờ

Khối lượng bài tập, thực hành, thực tập                            : 1668 giờ

- Giờ kiểm tra                                                                          : 144 giờ

 
     I. Các môn học chung/đại cương
MH01 Giáo dục chính trị 
MH02 Pháp luật 
MH03 Giáo dục thể chất  
MH04 Giáo dục Quốc phòng - An ninh  
MH05 Tiếng Anh 
MH06 Tin học 
 
II. Các môn học/mô đun chuyên ngành
II.1. Môn học/Mô đun cơ sở ngành
MĐ01 Điện tử cơ bản trên ô tô
MĐ02 Vẽ kỹ thuật
MĐ03 Dung sai và kỹ thuật đo
MĐ04 Nguội - Hàn cơ bản
MH07 Lý thuyết ô tô
MĐ06 Truyền động cơ - thủy - khí
MĐ07 Auto CAD
 
   II.2. Môn học/Mô đun chuyên ngành
MH08 Nhập môn công nghệ ô tô
MĐ08 Hệ thống điều khiển động cơ
MĐ09 Động cơ cơ bản
MĐ10 Điện động cơ
MĐ11 Động cơ xăng
MĐ12 Động cơ Diesel
MĐ13 Điện thân xe
MĐ14 Hệ thống phanh
MĐ15 Hệ thống truyền lực ô tô
MĐ16 Hệ thống phun xăng điện tử
MH09 Khí xả và vấn đề ô nhiễm môi trường
MH10 Hệ thống truyền lực điều khiển điện tử
MĐ17 Hệ thống di chuyển
MĐ18 Hệ thống lái
MĐ19 Hộp số tự động
MĐ20 Hệ thống phanh ABS
MĐ21 Hệ thống phun dầu điện tử
MH11 Quản lý dịch vụ ô tô
MĐ22 Kỹ thuật sơn ô tô
MĐ23 Điện lạnh ô tô
MĐ24 Thực tập sơn ô tô
MĐ25 Thực tập quản lý dịch vụ ô tô
MĐ26 Thực tập bảo dưỡng ô tô
MĐ27 Thực tập tốt nghiệp
 
II.3 Môn học/Mô đun tự chọn (Chọn 2/3 môn học/mô đun)
MĐ28 Kỹ thuật chẩn đoán ô tô
MĐ29 Bảo dưỡng ô tô
MĐ30 Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
 
III Đồ án tốt nghiệp
MĐ31 Đồ án tốt nghiệp
 


4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Các môn học chung nhà trường

Đối với Xây dựng thời gian đào tạo 06 môn học chung, Nhà trường đã xây dựng và áp dụng đối với trình độ cao đẳng theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Công văn số 15670/ SLĐTB-XH-GDNN ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. HCM. Cụ thể:

+ Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17/01/2019 Ban hành Chương trình môn học Tiếng Anh;

+ Thông tư số 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018 Ban hành Chương trình môn học Giáo dục chính trị;

+ Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 Ban hành Chương trình môn học Pháp luật;

+ Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 Ban hành Chương trình môn học Giáo dục thể chất;

+ Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 Ban hành Chương trình môn học Tin học;

+ Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 Quy định Chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh.

4.2. Xác định nội dung và thời gian dành cho khóa học

* Về giờ học:

- 1 tiết học lý thuyết                                        =  45 phút

- 1 tiết học thực hành/tích hợp                      =  60 phút

- 1 tín chỉ lý thuyết                                          =  15 giờ

- 1 tín chỉ thực hành                                        =  30 giờ

(tại phòng thực hành, thảo luận,..)              

Một ngày học thực hành/tích hợp không quá 8 giờ. Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ. Mỗi tuần học không quá 40 giờ thực hành/tích hợp hoặc 30 giờ lý thuyết.

* Tổ chức dạy/ học lý thuyết và thực hành cơ bản/cơ sở được tiến hành tại trường, thực tập thực tế ngành được tiến hành tại các cơ sở ngoài trường.

* Những nội dung khác thực hiện theo Thông tư số 04/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 03 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và  Xã hội Quy định việc tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;

* Sau mỗi hai năm học hoặc sau mỗi khóa học, Trường sẽ lấy ý kiến người học, người sử dụng nguồn nhân lực dược do Trường đào tạo để làm cơ sở cho việc điều chỉnh đề cương chi tiết môn học/ học phần.

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra và cách tính điểm

Xuất phát từ mục tiêu đào tạo giáo viên, kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả dạy học sẽ chuyển từ kiểm tra đánh giá lĩnh hội khái niệm sang kiểm tra đánh giá quá trình nhận thức thể hiện ở sự hiểu và khả năng vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tiễn. Đồng thời kiểm tra hệ thống kỹ năng cần thiết, kiểm tra nhận thức, thái độ và góp phần phát triển tình cảm nghề nghiệp ở sinh viên.

Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun  được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.

* Cách tính điểm TBC kiểm tra: trọng số 0,4. Trong đó:

(1). Điểm kiểm tra thường xuyên:                            Hệ số 1

(2). Điểm kiểm tra định kỳ:                                       Hệ số 2

Điểm TBC bộ phận (Trọng số 0,4) = [(Điểm kiểm tra thường xuyên x Hệ số 1) + (Điểm kiểm tra định kỳ x Hệ số 2)]/tổng hệ số.

* Điểm thi kết thúc học phần:                                Trọng số 0,6

Ghi chú: Sinh viên được dự thi kết thúc môn học, khi bảo đảm các điều kiện sau:

Tham dự ít nhất 80% thời gian học lý thuyết và đầy đủ các bài học tích hợp, bài học thực hành, thực tập và các yêu cầu của môn học;

Điểm trung bình chung các điểm kiểm tra đạt từ 5,0 điểm trở lên theo thang điểm 10.

4.4. Hướng dẫn làm Đồ án tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

Sinh viên phải học hết chương trình đào tạo ngành Công nghệ ô tô và tích lũy đủ số tín chỉ trong chương trình mới đủ điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp. Khoa Kỹ thuật Công nghệ có trách nhiệm phân công giảng viên hướng dẫn sinh viên làm đồ án theo quy định của Nhà trường;

Căn cứ vào kết quả hoàn thành chương trình của sinh viên, Nhà trường xét đủ điều kiện quyết định công nhận tốt nghiệp cho sinh viên. Căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp, Nhà trường cấp bằng tốt nghiệp Cử nhân thực hành ngành Công nghệ Ô tô theo quy định tại Văn bản số 2513/VBHN-BLĐTBXH ngày 03/08/2021 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về mẫu bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng ; in, quản lý, cấp phát, thu hồi, huỷ bỏ bằng tốt nghiệp Trung cấp và Cao đẳng; và các thông tư bổ sung, sửa đổi (nếu có).
 

THÔNG TIN LIÊN HỆ VÀ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ HỌC:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VTE – CÔNG TY CP GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT
• Email: thuypham@sgt.edu.vn
• Hotline: 0383.339.369 – Zalo: 0973.745.621

• Cơ sở 1: 122/12E Tạ Uyên, Phường 4, Quận 11, TP. HCM
• Cơ sở 2: 10B  Lưu Chí Hiếu,  P. Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP. HCM
• Cơ sở 3: 80GS1, Phường Đông Hòa, Thị xã Dĩ An, Bình Dương
• Tại Đà Nẵng: 618 Trung Nữ Vưỡng, P. Hoà Thuận, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng 
• Tại các tỉnh khác: Xin vui lòng liên hệ trung tâm

Tại các địa chỉ khác xin vui lòng liên hệ

Hotline: 0383.339.369 Call/Zalo

 

                                     

Bài viết liên quan