daotaosupham.com

Nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS, THPT

CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỰC HIỆN BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO NGƯỜI CÓ BẰNG CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH PHÙ HỢP CÓ NGUYỆN VỌNG TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Kèm theo Thông tư số: 12/2021/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. Mục đích ban hành chương trình bồi dưỡng

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở (THCS), giáo viên trung học phổ thông (THPT) là căn cứ để các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT theo quy định.

II. Đối tượng áp dụng

1. Những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, cấp THPT có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT.

2. Các tổ chức và cá nhân liên quan có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

III. Mục tiêu chương trình bồi dưỡng

1. Mục tiêu chung

Sau khi hoàn thành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT, người học có những phẩm chất và năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học, giáo dục ở trường THCS/THPT.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1.1. Về phẩm chất nhà giáo

Tôn trọng, tin tưởng vào khả năng học tập và sự thay đổi tích cực của học sinh; sẵn sàng hỗ trợ học sinh trong học tập; cam kết nuôi dưỡng và phát huy tiềm năng của từng học sinh, sẵn sàng tư vấn học sinh về tâm lý học đường, phương pháp học tập tích cực và về lựa chọn, phát triển nghề nghiệp; yêu nghề, tận tâm với nghề; tin tưởng và tự hào về nghề dạy học; ý thức được sự cần thiết của việc tự học, tự nghiên cứu suốt đời đối với nhà giáo.

2.1.2. Về năng lực giáo dục

Thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục đáp ứng các yêu cầu của trường phổ thông; thực hiện được công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức được hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh; biết cách phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

2.1.3. Về năng lực dạy học

Vận dụng được tri thức khoa học chuyên ngành để triển khai dạy học các nội dung của chương trình môn học cấp THCS/THPT; xây dựng được kế hoạch dạy học môn học cấp THCS/THPT đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; xây dựng được kế hoạch bài học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh THCS/THPT và môi trường giáo dục; tổ chức được hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT; đánh giá được quá trình và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT; xây dựng và quản lý được hồ sơ dạy học; ứng dụng được công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học và quản lý học sinh.

2.1.4. Về năng lực định hướng sự phát triển học sinh

Tìm hiểu được đối tượng giáo dục; có khả năng tư vấn, tham vấn giáo dục, hỗ trợ học sinh phát triển cá nhân.

2.1.5. Về năng lực hoạt động xã hội

Thực hiện nghiêm túc những quy định về văn hóa ứng xử và về trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường; tham gia có hiệu quả các hoạt động cộng đồng gắn với giáo dục; hướng dẫn được học sinh tham gia hoạt động cộng đồng gắn với giáo dục.

2.1.6. Về năng lực phát triển nghề nghiệp

Nhận thức đúng về phát triển nghề nghiệp của bản thân; tham gia có hiệu quả hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; xây dựng được đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể trong thực tiễn giáo dục; xây dựng được kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bản thân.

IV. Nội dung chương trình

1. Cấu trúc và thời lượng chương trình

1.1. Cấu trúc chương trình

Chương trình gồm khối học phần chung (phần A) và khối học phần nhánh: khối học phần dành cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS (phần B) hoặc người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT (phần C).

1.2. Thời lượng chương trình

- Khối học phần chung: 17 tín chỉ (TC).

- Khối học phần nhánh: 17 TC nhánh THCS, 17 TC nhánh THPT.

2. Khối học phần chung (phần A)

Thời lượng: 17 tín chỉ, gồm 15 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn.

(01 TC tương đương 15 tiết lý thuyết; 01 tiết lý thuyết tương đương với 02 tiết thảo luận, thực hành).

Mã học phần

Tên học phần

Thời lượng

Số tín chỉ

Số tiết dạy trên lp

Số tiết lý thuyết

Số tiết thảo luận, thực hành

Học phần bắt buộc (15 TC)

A1

Tâm lý học giáo dục

2

20

20

A2

Giáo dục học

2

15

30

A3

Lý luận dạy học

2

15

30

A4

Đánh giá trong giáo dục

2

15

30

A5

Quản lý nhà nước về giáo dục

2

20

20

A6

Giao tiếp sư phạm

2

10

40

A7

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

3

0

90

Học phần tự chọn (02 TC, chọn 01 trong số 10 học phần)

A8

Hoạt động giáo dục ở trường phổ thông

2

15

30

A9

Kỷ luật tích cực

2

15

30

A10

Quản lý lớp học

2

15

30

A11

Kỹ thuật dạy học tích cực

2

10

40

A12

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

2

10

40

A13

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

2

10

40

A14

Tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở trường phổ thông

2

10

40

A15

Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống

2

10

40

A16

Giáo dục vì sự phát triển bền vững

2

15

30

A17

Xây dựng môi trường giáo dục

2

15

30

3. Khối học phần nhánh THCS/THPT (phần B/C)

Khối học phần nhánh THCS (phần B) và Khối học phần nhánh THPT (phần C) có cấu trúc thống nhất và cùng thời lượng. Kí hiệu “THCS/THPT”, “B/C” mô tả sự phân nhánh.

Thời lượng mỗi khối học phần nhánh THCS/THPT: 17 tín chỉ, gồm 09 TC lựa chọn theo môn học, 06 TC thực hành, thực tập bắt buộc ở trường phổ thông và 02 TC tự chọn.

Nhánh THCS (phần B)

Nhánh THPT (phần C)

Thời lượng

Số tín chỉ

Số tiết dạy trên lớp

Mã học phần

Tên học phần

Mã học phần

Tên học phần

 

Số tiết lý thuyết

Số tiết thảo luận, thực hành

Học phần lựa chọn theo môn học (09 TC)

Người học có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với 01 môn học cụ thể ở trường THCS/THPT thì cần đăng ký học nhóm học phần lựa chọn tương ứng (09 TC) để học tập, rèn luyện và phát triển năng lực dạy học môn học đó.

B1

Phương pháp dạy học [tên môn học] ở trường THCS

C1

Phương pháp dạy học [tên môn học] ở trường THPT

2

15

30

B2

Xây dựng kế hoạch dạy học [tên môn học] ở trường THCS

C2

Xây dựng kế hoạch dạy học [tên môn học] ở trường THPT

2

10

40

B3

Tổ chức dạy học [tên môn học] ở trường THCS

C3

Tổ chức dạy học [tên môn học] ở trường THPT

2

10

40

B4

Thực hành dạy học [tên môn học] cấp THCS ở trường sư phạm

C4

Thực hành dạy học [tên môn học] cấp THPT ở trường sư phạm

3

0

90

Học phần thực hành, thực tập bắt buộc ở trường phổ thông (06 TC)

B5

Thực hành kỹ năng giáo dục ở trường THCS

C5

Thực hành kỹ năng giáo dục ở trường THPT

2

0

04 buổi/tuần x 5 tuần

B6

Thực tập sư phạm 1 ở trường THCS

C6

Thực tập sư phạm 1 ở trường THPT

2

0

05 ngày/tuần x 5 tuần

B7

Thực tập sư phạm 2 ở trường THCS

C7

Thực tập sư phạm 2 ở trường THPT

2

0

05 ngày/tuần x 5 tuần

Học phần tự chọn (02 TC, chọn 01 trong số 03 học phần)

B8

Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS

C8

Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT

2

15

30

B9

Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCS

C9

Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THPT

2

10

40

B10

Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường THCS

C10

Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường THPT

2

15

30

 

Địa chỉ liên hệ hỗ trợ và đăng ký học:
TRUNG TÂM VTE 

+ Tại TP.HCM:Số 122/12E Tạ Uyên, Phường 4, Quận 11, Tp Hồ Chí Minh.

+ Cơ sở 2: 10B Lưu Chí Hiếu, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM

+  Tại Bình Dương: 80 GS1, P. Đông Hòa, Tx. Dĩ An, Bình Dương 

+ Tại Đà Nẵng: 618 Trưng Nữ Vương , P. Hòa Thuận Tây, Q Hải Châu, TP Đà Nẵng

• Tại các tỉnh: Tổ chức khi đủ số lượng đăng ký (Xin vui lòng liên hệ trung tâm)

Hotline: 0938 855 452 - 0973 745 621

Các chương trình nghiệp vụ sư phạm khác:
Nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học
Nghiệp vụ sư phạm dạy Tiểu học

 Nghiệp vụ sư phạm dạy nghề
Nghiệp vụ sư phạm mầm non

 

                                     

Bài viết liên quan