Lịch thi + Câu hỏi ôn tập lớp Nghiệp vụ sư phạm Giảng viên Đại học, cao đẳng
THÔNG BÁO LỚP NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIẢNG VIÊN ĐH, CĐ
Trung tâm thông báo lớp nghiệp vụ sư phạm giảng viên ĐH, CĐ
Thi lúc 7h30 ngày 18/10/2020
- Lớp được làm bài ở nhà 6 môn đầu tiên (Trung tâm phát giấy thi và đề thi những môn làm bài ở nhà vào ngày chủ nhật 4/10/2020)
- Ngày 18/10/2020 anh chị mang bài ở nhà đi nộp và thi tại lớp 4 môn còn lại tại trung tâm.
- Lưu ý: Tất cả bài thi phải làm trên giấy thi của Bộ giáo dục và đào tạo do trung tâm phát
- Trung tâm gửi anh chị câu hỏi ôn tập bên dưới. Chúc anh chị đạt kết quả cao trong đợt thi này !
- Mọi chi tiết anh chị liên hệ: 0383.339.369 để được hỗ trợ
------------------------------------------------------------------------
CÂU HỎI ÔN TẬP LỚP NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CĐ – ĐH
MÔN 1: ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC
1. Hãy trình bày ngắn gọn quan điểm về các nhận định sau đây:
1.1. Cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt chuẩn quốc gia khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học.
1.2. Về phương pháp đánh giá kết quả học tập môn học của sinh viên, Giảng viên nên sử dụng thống nhất 1 phương pháp để đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và sự công bằng.
2. Hãy phân tích mục tiêu và nội dung kiểm tra – đánh giá (tổng kết) đối với một môn học mà Anh/Chị đã/đang/sẽ phụ trách giảng dạy. (Lưu ý: Kết quả phân tích phải được tổng hợp trên “bảng đặc tính nội dung kiểm tra”)
3. Anh / chị hãy nêu các phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên hiện nay?, theo anh/ chị phương pháp nào là phù hợp nhất, vì sao?
MÔN 2: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC
1.Để sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật trong quá trình dạy học, người giảng viên cần tuân theo nguyên tắc nào? Trình bày nguyên tắc đó ?
2.Vị trí, vai trò của phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong đổi mới phương pháp dạy – học?
3.Vì sao phải đánh giá thông tin trên internet? Các tiêu chí khi đánh giá thông tin trên internet?
MÔN 3: PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨCQUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Trong qui trình thiết kế và thực hiện chương trình đào tạo tích hợp đáp ứng chuẩn đầu ra theo hướng CDIO, hãy: kể tên các bước trong quy trình; phân tích vai trò của bước “Khảo sát các bên có liên quan”.
2. Chọn 1 học phần/môn học thuộc CTĐT trình độ đại học mà Anh/Chị đã từng học hoặc đang/sẽ giảng dạy, và:
2.1. Viết ra 4 chuẩn đầu ra của môn học/học phần đó ((kiến thức, kỹ năng/năng lực thực hành, thái độ)
2.2. Chỉ rõ phương pháp dạy và học để đạt được từng chuẩn đầu ra đã nêu ở 2.1
2.3. Chỉ rõ cách thức kiểm tra – đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra đã nêu ở 2.1.
3.Trong quy trình thiết kế và thực hiện chương trình đào tạo tích hợp đáp ứng chuẩn đầu ra theo hướng CDIO, (Các) bước nào là quan trọng nhất? Cho biết lý do?
MÔN 4 : GIÁO DỤC HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.Theo anh (chị) giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đang gặp phải những vấn đề gì? Đề xuất hướng giải quyết những vấn đề đó?
2.Trình bày một số quan điểm về phát triển giáo dục đại học trên thế giới hiện nay?
3.Giả sử với tư cách là Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo, Anh/Chị có những quyết sách gì để nâng cao chất lượng đào tạo đại học Việt Nam hiện nay?
MÔN 5: LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC
1. Anh (Chị) hãy trình bày các nguyên tắc dạy học và cho biết giảng viên thường vi phạm nguyên tắc nào?
2. Anh (Chị) hãy trình bày những ưu điểm của phương pháp giảng dạy lưu tâm đến trí khôn nhiều thành phần và phương pháp giảng dạy lưu tâm đến phong cách học tập?
3.Dựa trên các vấn đề cơ bản về lý luận dạy học đại học, hãy cho biết những quan điểm sau đây có hợp lý hay không và giải thích tại sao (trình bày ngắn gọn và đầy đủ):
a.Các nhiệm vụ dạy học đại học quyết định nội dung dạy học đại học.
b.“Thống nhất giữa hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên” là quy luật cơ bản trong dạy học đại học.
MÔN 6 : TÂM LÝ DẠY HỌC ĐẠI HỌC
1.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển tâm lý?
2. Phân tích sự mâu thuẫn trong quá trình phát triển nhân cách của sinh viên? Với vai trò là giảng viên anh chị có thể làm gì để hỗ trợ quá trình phát triển này? (5 điểm)
3. Theo anh (chị) chất lượng trọn vẹn của một giờ dạy phụ thuộc vào những kỹ
năng nào?
a) Phân tích nội dung của các kỹ năng đó
b) Thông qua các kỹ năng đó anh (chị) đã có được những kỹ năng nào?
4. Nêu các phẩm chất nhân cách cần thiết của giáo viên, tại sao giáo viên phải có các phẩm chất này?
MÔN 7: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
1. “Mỗi lần ngã là một lần bớt dại/ Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”
a) Theo anh (chị) bản chất nào của hiện tượng tâm lý người lý giải được nhận định trên?
b) Phân tích nội dung bản chất của hiện tượng tâm lý đó. Rút ra ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sư phạm sau này của mình.
(Gợi ý: câu tục ngữ trên nằm trong luận điểm 1 về bản chất hiện tượng tâm lý người: Tâm lý người là sản phẩm phản ánh hiện thức khách quan bằng hoạt động của mỗi người. Rồi phân tích nội dung luận điểm)
2. Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen/ Gần đèn thì rạng”
a)Theo anh (chị) bản chất nào của hiện tượng tâm lý người lý giải được nhận định trên?
b) Phân tích nội dung bản chất của hiện tượng tâm lý đó. Rút ra ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sư phạm sau này của mình.
MÔN 8: GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
1. Phân tích chức năng của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội loài người?
2 .Giáo dục học là gì? Chỉ ra những nhiệm vụ cần giải quyết khi nghiên cứu giáo dục học.
3.Trình bày 04 (bốn) kết luận sư phạm mà anh/chị quan tâm vận dụng trong quá trình dạy học trên cơ sở phân tích các nguyên tắc giáo dục đã học trong chuyên đề Giáo dục học đại cương.
4.Vì sao nói “Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt”
MÔN 9: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC
1.Thế nào là tự học? hướng dẫn phương pháp tự học? có các hình thức tự học nào?
2.Để sinh viên tự học một cách hiệu quả cần dạy cho sinh viên những gì?
MÔN 10: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.Vẽ sơ đồ và giải thích chu trình nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng? 2.Anh/chị hãy xây dựng khung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho một vấn đề còn hạn chế, bất cập nào đó trong dạy học mà anh/chị quan tâm. (lưu ý: áp dụng quy trình đã học; nội dung tối thiểu cần trình bày được: hiện trạng, giải pháp thay thế, vấn đề nghiên cứu, thiết kế, đo lường)