daotaosupham.com

VTE - Tình huống sư phạm 2: Mũi súng hướng lên bục giảng

Tình huống sư phạm 2: Mũi súng hướng lên bục giảng

 Tình huống sư phạm 2 - Khi mũi súng hướng lên bục giảng - trích từ 99 tình huống sư phạm và giải pháp ứng xử - NGƯT Ngô Trần Ái - NXB GDVN

Với tình huống trên, ít nhất có ba ứng xử:

1. Ngày hôm sau, thầy cầm bì thư có viên đạn đến các đồn cảng sát đóng trong vùng, tìm gặp đồn trưởng và trình báo: “Xin vui lòng giúp tôi làm sáng tỏ chuyện này để trả lại quyền dạy học cho một nhà giáo”.

2. Hôm sau thầy vẫn đến lớp nhưng “cái giọng tuyên truyền” đã không còn

3. Vào giờ sử hôm sau, khi học trò đã ổn định, thầy cho cả lớp xem thư và viên đạn, đọc không thiếu chữ nào lời đe dọa kia, rồi nói với học sinh: “Lịch sư là những bài học mà ta phải rút ra từ những biến động của sự việc. Nếu dạy và học sư và chỉ cần nhớ niên đại các triều vua hay những trận chiến cùng những địa danh mà thôi thì chỉ cần lật sách ra đọc. Trong đó có ghi đầy đủ. Không cần có thầy giảng sử. Riêng về thầy, bao giờ thầy còn dạy môn sử, thày sẽ dạy đúng những điều mà lịch sử đã dạy chúng ta, không thể nói khác”.

Bạn chọn ứng xử nào? Vì sao? Và vì sao không chọn các ứng xử kia

- Ý kiến 1: Đa số chọn ứng xử 3

- Ý kiến 2: Bạn đọc Ngô Thị Hiền (22/58 Lê Quý Đôn, P. Thống Nhất, TP. Nam Định) phân tích:

Một người thầy không phải chỉ là truyền bá kiến thức văn hóa cho học sinh mà trước hết và trên hết còn là một tấm gương về nhân cách cho mọi người trong xã hội, chứ không phải chỉ cho riêng học sinh noi theo. Một nhà giáo đã từng đi theo kháng chiến và ở lại Sài Gòn với mục đích “tiếp cận với thanh niên” thì viên đạn đồng thời là lời buộc tội “truyên truyền cho Việt Cộng” là cách mà kẻ thù tuyên chiến với ông. “Uy vũ bất năng khuất”, người thầy ấy đã dám bước lên bục giảng đối đầu. Bằng trí và dũng, ông thể hiện bản lĩnh một kẻ sĩ biết dùng viên phấn vạch ra đường đạn của lẽ phải

 - Ý kiến 3: Bạn đọc Nguyễn Minh Hiển (76/19/17 Nguyên Hồng, P. 11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM) bình luận

Nếu chon ứng xử 3, người thầy mưới chỉ giữ được đạo đức nghề nghiệp mà chưa thực hiện được một cách hiệu quả mong muốn “tiếp cận với thanh niên” để tuyên truyền lý tưởng cách mạng. Giả như, người thầy chỉ mới đi dạy một thời gian ngắn, viên đạn kia đã khai hỏa và thấy đã… thì với thời lượng ngắn ngủi kia, làm sao truyền thụ hết kiến thức, tâm tình dành cho các thế hệ thanh niên đang thực hiện đấu tranh giành thống nhất đất nước? Do đó tôi chọn ứng xử 1, chơi đòn “gậy ông đập lại lưng ông/ Bẻ cong nòng súng, bắn bung tay bóp cò.

 Trích từ: “99 tình huống sư phạm và giải pháp ứng xử - NGƯT Ngô Trần Ái - NXB GDVN”

Bài viết liên quan