daotaosupham.com

Quy Chế hoạt động trường mầm non tư thục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: 13/2015/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2015

 

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường mầm non; Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non; Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non; Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.

 

 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục và Thông tư số 28/2011/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 7 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội;
- Hội đồng QGGD&PTNL;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- Như điều 3;
- Công báo;
- Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam;
- Hội Cựu Giáo chức Việt Nam;
- Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDMN.

BỘ TRƯỞNG




Phạm Vũ Luận

 


(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Quy chế này quy định tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, bao gồm: tổ chức và hoạt động; giáo viên, nhân viên và trẻ em; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.

2. Quy chế này áp dụng đối với trường mầm non, trường mẫu giáo (sau đây gọi chung là nhà trường), nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình tư thục; tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường mầm non và quy định của Quy chế này.

4. Văn bản này không áp dụng đối với việc thành lập nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hợp tác, đầu tư với nước ngoài.

1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục  cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.

2. Nhà trường, nhà trẻ tư thục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng.

1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều lệ trường mầm non và các quy định tại Quy chế này.

2. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội.

3. Có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu cầu của các cơ quan có liên quan.

4. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và chính sách khác theo quy định của pháp luật.

1. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy bannhân dân cấp huyện) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình tư thục.

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

3. Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

Nhà trường, nhà trẻ tư thục có cơ cấu tổ chức đảm bảo các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định tại Điều lệ trường mầm non và phù hợp với điều kiện, quy mô của trường, bao gồm:

1. Hội đồng quản trị (nếu có);

2. Ban kiểm soát;

3. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng;

4. Tổ chuyên môn;

5. Tổ văn phòng;

6. Tổ chức đoàn thể;

7. Các nhóm, lớp.

1. Đại hội đồng thành viên góp vốn gồm tất cả các thành viên góp vốn và đều có quyền biểu quyết, số phiếu biểu quyết của từng thành viên tương ứng với phần vốn góp theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.

2. Đại hội đồng thành viên góp vốn có các quyền và nhiệm vụ sau:

a) Xác định mục tiêu, phương hướng xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ;

b) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát; giải quyết yêu cầu đột xuất về việc bổ sung, thay đổi thành viên Hội đồng quản trị trong nhiệm kỳ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận;

c) Thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, báo cáo tài chính hàng năm của nhà trường, nhà trẻ;

d) Thông qua các quy định nội bộ của nhà trường, nhà trẻ về tiêu chuẩn lựa chọn Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hiệu trưởng;

đ) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.

3. Đại hội đồng thành viên góp vốn họp định kỳ ít nhất mỗi năm một lần hoặc họp đột xuất theo quyết định của Hội đồng quản trị.

Trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ thì Ban kiểm soát được quyền triệu tập Đại hội đồng thành viên góp vốn họp bất thường, đồng thời thông báo cho Hội đồng quản trị biết.

Điều kiện tiến hành cuộc họp được thực hiện theo quy định của pháp luật và Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.

4. Nội dung các cuộc họp phải được ghi biên bản và được thông qua tại cuộc họp, phải có chữ ký của người chủ trì và của thư ký cuộc họp. Các quyết nghị của cuộc họp được thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bằng phiếu kín tại cuộc họp và chỉ có hiệu lực khi được quá nửa số phiếu tán thành.

1. Nhà trường, nhà trẻ tư thục có từ hai thành viên góp vốn trở lên phải có Hội đồng quản trị.

2. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý và là tổ chức đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của nhà trường, nhà trẻ, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết nghị của Đại hội đồng thành viên góp vốn và có quyền quyết định những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, quy hoạch, kế hoạch và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường, nhà trẻ phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Hội đồng quản trị có từ 02 (hai) đến 11 (mười một) thành viên do Đại hội đồng thành viên góp vốn bầu và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 (năm) năm.

Đối tượng tham gia Hội đồng quản trị là những người có vốn góp xây dựng nhà trường, nhà trẻ hoặc người đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân có số vốn góp theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.

4. Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên do tổ chức hoặc cá nhân đề nghị thành lập nhà trường, nhà trẻ đề cử. Từ nhiệm kỳ thứ hai, việc thành lập Hội đồng quản trị được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín tại cuộc họp Đại hội đồng thành viên góp vốn.

5. Hội đồng quản trị họp thường kỳ ba tháng một lần. Các cuộc họp bất thường do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập khi có ít nhất 1/3 số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị.

Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ 3/4 tổng số thành viên trở lên dự họp. Trường hợp không đủ số thành viên theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Trường hợp này cuộc họp được tiến hành nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp. Các thành viên của Hội đồng quản trị bình đẳng về quyền biểu quyết.

Nội dung các cuộc họp phải được ghi biên bản và thông qua tại cuộc họp, phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và thư ký cuộc họp. Nghị quyết của Hội đồng quản trị được thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bằng phiếu kín tại cuộc họp và chỉ có hiệu lực khi được quá nửa số thành viên của Hội đồng quản trị nhất trí. Trường hợp số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

6. Việc bổ sung, thay đổi thành viên Hội đồng quản trị phải được Đại hội đồng thành viên góp vốn thông qua bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Trường hợp số thành viên của Hội đồng quản trị giảm quá 1/3 so với số lượng quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ thì trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ khi số thành viên của Hội đồng quản trị giảm quá quy định nêu trên, Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập hp Đại hội đồng thành viên góp vốn để bầu bổ sung thành viên của Hội đồng quản trị.

Đối với nhà trường, nhà trẻ có 2 thành viên góp vốn, nếu giảm 1 thành viên góp vốn và trở thành nhà trường, nhà trẻ do 1 thành viên góp vốn đầu tư toàn bộ kinh phí xây dựng và điều hành hoạt động của trường thì chuyển sang áp dụng quy định đối với nhà trường, nhà trẻ không có Hội đồng quản trị quy định tại Điều 11 của Quy chế này.

7. Bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị

a) Thành viên Hội đồng quản trị bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau:

- Đang chấp hành bản án của tòa án;

- Vi phạm nghiêm trọng Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ;

- Có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng thành viên góp vốn kiến nghị bằng văn bản đề nghị bãi nhiệm.

b) Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau:

- Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia Hội đồng quản trị;

- Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Không đủ sức khỏe để thực hiện công việc đang đảm nhiệm.

Bài viết liên quan